CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP THIÊN LỘC THẮNG Tìm Hiểu Về Chúng Tôi

Đa dạng sinh học

- Đã xem: 433
Ngày đăng: 29/12/2022

Môi trường sống tự nhiên bị xâm lấn chủ yếu do quá trình chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác – sản xuất nông nghiệp khi tổng diện tích sử dụng cho mục đích này đang chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất đai trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ công nghệ sinh học và các sản phẩm bảo vệ thực vật, nông dân có thể sản xuất được nhiều lương thực hơn trên cùng một đơn vị diện tích – điều này giúp hạn chế nguy cơ biến mất của môi trường sống tự nhiên. Ví dụ, nếu năng suất canh tác vẫn giữ như mức của những năm 1961, để  sản xuất ra lượng lương thực đủ để cung cấp cho thế giới như hiện nay, ước tính chúng ta cần thêm gần một tỷ ha đất nông nghiệp mới – nhiều hơn tổng diện tích đất của toàn nước Mỹ.

Tập quán canh tác bền vững cũng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Phương thức canh tác bảo tồn, ví dụ giữ nguyên các sản phẩm dư thừa sau thu hoạch trên đồng ruộng để tạo môi trường có tính bảo vệ đối với côn trùng.

Phát triển các giống cây cho ra năng suất cao, kỹ thuật canh tác sáng tạo và thực hành nông nghiệp bền vững là những giải pháp đang giúp chúng ta xây dựng một hành tinh xanh hơn – trong khi vẫn đảm bảo không gian cho những khu rừng sinh thái tự nhiên cũng như ruộng đồng để canh tác nông nghiệp. Từ năm 1996, chỉ tính riêng việc ứng dụng cây trồng CNSH trong sản xuất nông nghiệp, thế giới đã tiết kiệm được thêm 75 triệu ha đất nông nghiệp. Bảo tồn rừng và môi trường sống cho động vật hoang dã không chỉ bảo tồn đa dạng sinh học mà còn góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu với việc lưu trữ CO2 tốt hơn.

Trong khi các giống mới đang giúp bảo tồn nguồn đất tự nhiên, ngành khoa học cây trồng cũng cam kết thúc đẩy phương thức canh tác bền vững để bảo tồn đa dạng sinh học. Phương thức này bao gồm Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IRM – một hệ thống quản lý dịch hại được tạo ra để bảo tồn đa dạng sinh học một cách bền vững) bảo vệ môi trường sống và tạo ra các khu vực sinh thái hoang dã tự nhiên xung quanh các khu canh tác nông nghiệp.

Canh tác bảo tồn là một ví dụ của một thực hành canh tác bền vững. Nó làm giảm quá trình xáo trộn dư lượng đất và cây trồng, cải thiện môi trường sống và nguồn thức ăn cho các loài côn trùng, chim và động vật có vú. Ví dụ, trên một cánh đồng không cày xới đất, chim cút cần chỉ 4,2 giờ để tìm ăn các côn trùng, duy trì sự sống – ít hơn 1/5 thời gian cần khi tìm kiếm trên cánh đồng đã được cày xới để có được lượng côn trùng tương tự.

Sự lây lan của các loài ngoại lai xâm hại (thực vật, động vật, nấm hoặc vi sinh vật được giới thiệu hoặc lan ra ngoài khu vực sinh sống nguyên sơ của chúng) cũng là một mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học trên toàn thế giới.

Ví dụ, ở Mỹ, từ 25% đến 40% các mối đe dọa tuyệt chủng đối với thực vật bản địa là do việc xâm lấn của các loại cây và động vật khác, không phải giống bản địa. Các giải pháp khoa học cây trồng như thuốc trừ cỏ có thể giúp kiểm soát sự lây lan của các loài xâm lấn, tạo điều kiện để môi trường sống và đa dạng sinh học bản địa có thể sinh trưởng mạnh hơn. Ví dụ, thuốc trừ cỏ đã giúp kiểm soát sự lây lan của cỏ Salt Cedar Tree ở Mỹ. Cây này tiêu thụ lên đến 1.000 lít nước mỗi ngày, tăng độ nhiễm mặn vào đất và nước, làm suy giảm môi trường sống tự nhiên khi trực tiếp xâm lẫn với thực vật bản địa.